Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Góc setup của mỗi chúng ta đều không thể thiếu đi những chiếc bàn, với xu thế setup hiện nay bàn nâng hạ chính là một trong những lựa chọn mà người dùng hiện đại đang hướng đến.Không những đẹp, bàn nâng hạ còn giúp người sử dụng thay đổi tư thế làm việc, từ đó nâng cao sức khỏe cũng như tạo cảm giác thoải mái khi ngồi vào góc setup.
Do đó, các nhà sản xuất bắt đầu đổ xô làm sản phẩm bàn nâng hạ để đáp ứng nhu cầu làm việc và setup một cách tiện lợi. Ban đầu bàn nâng hạ công thái học có giá cả rất cao và khó tiếp cận. Tuy nhiên, hiện nay đã có những nhà sản xuất đưa ra các dòng sản phẩm có giá cả phải chăng và chất lượng cũng rất tốt, chỉ loanh quanh tầm 5 triệu đồng.
Việc có quá nhiều sự lựa chọn khiến cho các nhà sản xuất thường đánh tráo các khái niệm nhằm lôi khéo khách hàng. Nổi bật nhất phải kể đến khái niệm Trọng tải động và Trọng tải tĩnh.
Trọng tải động (Net Load):
Trọng tải động là trọng lượng tối đa mà bàn nâng hạ công thái học có thể chịu đựng trong quá trình nâng hạ đối với tải trọng động.Bao gồm trọng lượng của cácdồ vật đang được nâng hoặc di chuyển trên bàn nâng, cộng thêm với tất cả các lực động, như sự dao động, chấn động hoặc tác động đột ngột có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Trọng tải động thường nhỏ hơn trọng tải tĩnh, vì trọng tải động tính toán các yếu tố động học thêm vào.
Trọng tải tĩnh (Maximum Load):
Trọng tải tĩnh là trọng lượng tối đa mà bàn nâng hạ công thái học có thể chịu đựng trong điều kiện tĩnh, tức là khi không có sự di chuyển hoặc tác động động học đối với tải trọng. Đây là trọng lượng tối đa mà bàn nâng có thể duy trì trong thời gian dài mà không gây ra sự hỏng hóc hoặc sụp đổ.
Vậy việc đánh tráo 2 khái niệm này ảnh hưởng thế nào đến việc sử dụng bàn nâng hạ?
1,Độ bền sản phẩm
Việc đánh tráo khái niệm vô hình chung làm người dùng lầm tưởng về khả năng nâng hạ của bàn, để rồi setup cho mình góc setup không phù hợp. Đơn cử như trọng tải động của bàn chỉ ở mức 70kg tuy nhiên tổng các đồ setup của bạn lên đến 110kg. Việc nâng quá tải khiến cho bàn nhanh hỏng hóc hơn so với mức sử dụng bình thường.
2, Ảnh hướng tới trải nghiệm
Việc tải quá mức khiến bàn của bạn nâng hạ chậm hơn, tiếng ồn phát ra từ động cơ lớn hơn so với khi bạn “Nghe người ta nói”. Từ đó khiến bạn khó chịu và trải nghiệm làm việc của bạn cũng tệ đi.
3, Ảnh hưởng đến các vật dụng góc setup
Tệ hơn việc chịu tải sai khiến bàn nâng hạ có khả năng gặp trục trặc khi sử dụng. Khả năng đổ vỡ các món đồ trên góc setup là có thể xảy ra. Hậu quả mà nó để lại là vô cùng lớn khi mà các vật dụng trên góc setup của bạn có giá trị.
4, Ảnh hưởng đến bảo hành
Việc sử dụng sai cách khiến cho bàn hỏng nhanh hơn dự kiến, việc này có thể ảnh hưởng đến bảo hành do một số nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành của bạn.
Do vậy, khi tham khảo các mẫu bàn nâng hạ thứ mà bạn nên quan tâm là trọng tải động, trọng tải tĩnh nhiều nhà sản xuất truyền thông lên đến 300kg nhưng thực chất đây là điều mà bạn ít khi cần quan tâm.