×

Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Top 17 Phong Cách Nội Thất Được Ưa Chuộng Trong Năm 2019

23 Tháng Tư 2024
Bởi:

Sở hữu một ngôi nhà hay không gian riêng là điều nhiều người mơ ước tuy nhiên sở hữu thôi chưa đủ, bạn cần phải chăm sóc những nơi này nữa. Có khá nhiều phong cách nội thất trong hàng ngàn thế kỷ qua vậy đâu là phong cách thích hợp nhất cho bạn? Hãy theo chân Home Office để tìm hiểu nhé!
Trước tiên là xem diện tích không gian bạn muốn trang trí rộng hay hẹp để chọn phong cách thích hợp. Sau đó xem xét đến tài chính của mình có phù hợp với đồ nội thất định chọn không? Sau cùng là chọn phong cách nội thất bạn yêu thích để đưa vào không gian ngôi nhà của bạn.

1. Phong cách nội thất Vintage

Được hình thành và phổ biến từ giữa thế kỷ 20, phong cách Vintage là sự pha trộn giữa những cái hiện đại và cổ điển. Phong cách cổ điển này nhằm mang đến không gian sống với những vẻ đẹp vừa nhẹ nhàng vừa bình dị và nhất là mang đậm chất dấu ấn của thời gian.   
Là những đồ vật có màu thời gian, lưu giữ những kí ức vì chúng sở hữu những đồ nội thất đã có tuổi đời hơn 100 năm. Đây là niềm say mê chứ không phải sở thích nhất thời. 

2. Phong cách nội thất Retro

Có nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn phong cách Retro và Vintage, chúng khác nhau hoàn toàn vì 1 Retro chỉ là tái hiện lại những món đồ đã đi qua thời gian, còn Vintage là những món đồ đã từng tồn tại trong thời gian cho đến hiện đại, có tuổi đời từ 20 đến 100 tuổi.
Retro bao thoải mái hơn, không gò bó như Vintage cũng như giá thành thấp hơn Vintage, do vậy đây cũng là lý do Retro được chọn để thay đổi phong cách tạm thời chứ không như Vintage.

3. Phong cách nội thất Scandinavian

Phong cách nội thất Scandinavian ảnh hưởng từ lối sống cũng như môi trường của họ. Màu chủ đạo trong ngôi nhà là màu trắng, lấy ý tưởng từ màu trắng muốt của tuyết. Luôn luôn xuất hiện trong nhà của họ là lò sưởi vì mùa đông nơi đây kéo dài và rất lạnh. Yêu thích sự đơn giản cũng như gọn gàng và sạch sẽ họ tự dành cho mình những không gian màu trung tính và những món đồ nội thất đơn giản nhất. Ưu tiên thêm là gỗ tự nhiên nguyên liệu mang đến sự ấm áp cho ngôi nhà. 

4. Phong cách nội thất Bohemian

Sắc màu, họa tiết độc - đẹp, bừa bộn là những ấn tượng đầu tiên của người nhìn vào phong cách nội thất Bohemian. Đừng vội xem thường phong cách này nhé, đây là phong cách dành cho những bạn thích sự phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên và có tư duy logic trong một môi trường đầy sự bất ngờ. Những họa tiết chính là điểm nhấn của phong cách này, vừa hoang lạc vừa hiện đại lại thêm phần sống động ai mà không thích nhỉ?

5. Phong cách nội thất Rustic

Phong cách nội thất Rustic hay còn gọi là phong cách thô mộc, có khả năng mang lại cho cả công trình kiến trúc một không gian tươi mới và giản dị. Chủ yếu tập trung vào những điều chân thật nhất vì thế phong cách nội thất Rustic thể hiện được đẳng cấp của người thiết kế.

6. Phong cách nội thất Minimalist

Minimalism -  chủ nghĩa tối giản. Sớm xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng cho đến khi nhà kiến trúc Mies van de Rohe - một trong những nhà kiến trúc huyền thoại của thế giới lên tiếng thì chủ nghĩa tối giản này được nâng lên một tầm cao mới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc nói chung cũng như trong phong cách nội thất nói riêng. Ông có một câu nói rất nổi tiếng “Less is more” ngụ ý rằng trong tư duy và thiết kế, giản lược về mọi thứ là một việc làm đúng đắn. 

7. Phong cách nội thất Tân Cổ Điển

Kiến trúc tân cổ điển có từ giữa thế kỷ thứ 18, hình thành do trào lưu tân cổ điển xuất hiện trong thời gian ấy. Phong cách kiến trúc này không quá chú trọng vào họa tiết, hình khối mà chủ yếu là một màu tường xuyên suốt tạo nên sự tương phản ánh sáng, các đường phào, chỉ, những đường cong trên các món đồ nội thất. Hoàn toàn đi ngược lại nếu không muốn nói là chống với phong cách trang trí tự nhiên Rococo ( phong cách này chú trọng những chi tiết nội thất rườm rà, tỉ mĩ,...) mà gần như giống với những đặc điểm của phong cách Baroque muộn.

8. Phong cách nội thất Indochine

Phong cách nội thất Đông Dương hay phong cách Indochine chính là sự nhịp nhàng pha lẫn nhau giữa phong cách nội thất tân cổ điển của Pháp và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Có thể nói đây là sự hòa quyện duy nhất của việc hòa trộn 2 nền văn hóa Đông - Tây với nhau. Nhằm tạo nên 1 phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa, và 

Phong cách Đông Dương có nguồn gốc từ những công trình của Pháp du nhập vào Việt Nam.Vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, do ảnh hưởng của nước Pháp tại Việt Nam giảm sút. Nên để lấy lòng dân và thân thiện với Việt Nam, các kiến trúc sư người Pháp giảng dạy trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm phương án thiết kế nhà ở phong cách Đông Dương, công trình thân thiện với Việt Nam, để lấy lòng dân Việt.

9. Phong cách nội thất Nhật Bản

Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phong cách tối giản của người Nhật Bản khi nói đến phong cách thiết kế của họ. Là những con người có tính cách hiền hoàn và gọn gàng thì điều này cũng không có gì lạ, họ đề cao yếu tố tối giản nhưng đồ nội thất phải đảm bảo được nét tinh tế cũng như sự tiện nghi cho không gian ngôi nhà. Đồ nội thất được lựa chọn, sắp xếp gọn gàng, cách bức tường ngăn cách phòng được loại bỏ để tạo không gian mở tạo nên sự thông thoáng cho không gian.

10. Phong cách nội thất Á Đông

Là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, kế thừa vẻ đẹp cũng như phát huy nhiều tinh hoa của các kiến trúc hiện đại. Được nhiều người châu Á nhất là Nhật Bản và Trung Hoa ưa chuộng, không khó để phong cách Á Đông trở thành “phong cách nội thất quốc dân” ở châu Á. Mặc dù 2 nước này có xu hướng phong cách nội thất khác biệt như Nhật Bản ưa chuộng những gam màu trung tính ngược lại Trung Hoa lại yêu thích những gam màu sặc sỡ như đỏ, vàng. Xong điểm chung của họ là những thứ mộc mạc, giản dị và gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống hằng ngày nhất. Đó cũng là cái cốt lõi trong phong cách nội thất Á Đông.

11. Phong cách nội thất Hiện Đại

Phong cách nội thất hiện đại được cho là ra vào năm 1919 do một nhóm kiến trúc sư người Đức sáng tạo. Phong cách này chủ yếu đánh vào nét hiện đại, sạch sẽ, tập trung chủ yếu vào công năng của nội thất. Tránh các đường nét họa tiết loằng ngoằng hay rườm rà quá mức giống như nhiều phong cách nội thất khác. Một số người cho rằng phong cách thiết kế nội thất theo trường phái hiện đại khá thô sơ, nhưng có nhiều người lại cho đây là phương pháp tạo nên sự yên bình và tính đơn giản cho căn hộ.

12. Phong cách nội thất Contemporary

Phong cách nội thất Contemporary hay còn gọi là phong cách đương đại xuất phát từ quan niệm về cuộc sống hiện tại không suy tư tới quá khứ và tương lai. Contemporary không hoàn toàn nghiêng về phong cách lạnh lùng hay phong cách ấm áp mà l sự vừa phải của 2 sắc thái này. Phong cách đương đại còn mang trong mình một chút hơi hướng của “less is more” nói không với bừa bộn và rườm rà thay vào đó các yếu tố tạo nên cảm giác trung lập, sạch sẽ, tinh tế được ưu tiên.

13. Phong cách Zen - “thanh tĩnh, đơn giản”

Zen - “ thiền” , phong cách nội thất Zen là sự kết hợp của phong cách Nhật Bản và phong cách tối giản mang đến cảm giác yên bình và thư thái. Cách bài trí đơn giản, xuyên suốt mọi ngóc ngách của căn phòng như một cách giúp tâm trí của họ được thông suốt. Với bối cảnh của phong cách này người ta bắt đầu bằng cách loại bỏ đồ điện tử và thay thế bằng nội thất gỗ tự nhiên và cây cảnh!

14. Phong cách Wabi Sabi - “vẻ đẹp của sự xấu xí”

Wabi sabi là một quan điểm sống của người Nhật, rằng họ chấp nhận bản chất của mọi thứ ngay cả khi nó xấu xí, kỳ dị nhất.
Đồ nội thất Wabi sabi nếu không bị phai màu, sứt mẻ thì cũng sần sùi thô ráp. Đó có thể là chiếc bát mẻ, tường bị tróc, kệ treo tường ẩm mốc hay bộ ghế sofa cũ phai màu…
Tất cả những đặc điểm đó được “phô” ra theo đúng cách mà chúng ta trưng bày những thứ đẹp đẽ, vì họ tin rằng chỉ khi biết cách chấp nhận bản chất xấu xí thì chúng ta mới khám phá được vẻ đẹp bên trong nó!

15. Phong cách Pop Art

Có lẽ không gian nội thất được thiết kế theo phong cách Pop Art phù hợp nhất với giới trẻ, vì họ yêu thích trải nghiệm mới và nội thất Pop Art theo đuổi chính xác những trào lưu mới nổi trong cộng đồng trẻ.
Phong cách nội thất Pop Art tập trung vào cách trang trí tường bằng tranh theo chủ đề. Chủ đề của các bức tranh đó có thể là hình mẫu nổi tiếng một thời, trào lưu mới nổi trong giới trẻ hoặc mọi thứ không đại diện cho ý nghĩa nào.
Nhưng hơn hết, chúng được cách điệu, phá cách theo phong cách trẻ trung nghịch ngợm, sáng tạo và đôi chút biếm hoạ của giới trẻ.

16. Phong cách Gothic

Trước đây thuật ngữ Gothic ám chỉ các nhà thờ trung cổ ở thế kỷ 12 với đặc trưng mái vòm, cửa sổ kính màu; Gothic chưa từng được ứng dụng vào trang trí nội thất cho nhà ở thời đó.
Tuy nhiên khi bước sang kỷ nguyên “mở” của làn thiết kế, thiết kế theo phong cách nội thất Gothic cũng mang theo nét ma quái và mộng mị cho không gian nhà ở.
Căn phòng có gam màu như đen, tím, đỏ thẫm, xanh lá là chủ yếu; được thiết kế nhiều cửa sổ mái vòm.

17. Phong cách nội thất Loft

Thật khó nắm bắt đặc trưng rõ ràng của không gian nội thất phong cách Loft vì từ khi xuất hiện, nó đã bị đặt trước lựa chọn mông lung bế tắc về cuộc sống của những người nghèo khổ.
Những năm 1940 tại Mỹ, giá đất lên cao nên công nhân, trí thức… lần lượt phải cuốn gói ra đi; số còn lại chấp nhận ở tại những căn xưởng cũ và tồi tàn. Bàn tay họ gây dựng nên mọi thứ, trở thành cảm hứng của phong cách Loft mà chúng ta biết ngày nay, do đó hầu hết các căn phòng theo phong cách này thường có trần nhà cao + dầm xà + gác mái + bức tường trần (không sơn, trát) = không gian mở.
Ngày nay, thiết kế nội thất chung cư có phòng khách liền phòng bếp, phòng khách liền phòng ngủ có thể lấy cảm hứng từ chính phong cách này.

LỜI KẾT

Dù bạn ngôi của bạn nhỏ hay to thì cũng đừng bỏ bê chúng nhé! Chọn những phong cách nội thất mà bạn thích nhất để “chăm sóc” cho ngôi nhà, vừa làm mới không gian cũng như làm ấn tượng với những người khách của bạn. Nhất là làm hài lòng bạn và tạo cảm giác thoải mái khi bước về nhà sau một ngày mệt mỏi ở nơi làm việc.

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Xu hướng thiết kế nội thất năm 2019: "Sống tối giản cho đời thanh thản"
Tiếp nối xu hướng nội thất năm 2018, vẫn sẽ tiếp tục là sự đơn giản trong thiết kế nhưng lại mang đến nét thẩm mĩ và tinh tế riêng. Bên cạnh đó phong cách con người gần gũi với thiên nhiên cũng là một sự lựa chọn được nhiều ưu thích. Dù vậy, xu hướng năm 2019 sẽ có một số cập nhật với những phong cách nội thất mới lạ hơn.
Căn hộ officetel là gì? Có nên mua hay không?
Một trong những xu hướng bất động sản nóng nhất hiện nay và đang được giới đầu tư đặc biệt quan tâm đó là mô hình căn hộ Officetel. Tuy mô hình này chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biến đến, nhưng ở thế giới mô hình Officetel đã cho thấy nó mang lại rất nhiều lợi ích, tiết kiệm được một khoảng tri phí khá lớn với chất lượng vẫn được đảm bảo ở mức tốt nhất.
DIY Là Gì? Xu Hướng DIY Trong Nội Thất Năm 2019
Không ít lần bạn bắt gặp từ "DIY" trên đường hay những ở những tấm bảng hiệu và nghĩ đó chỉ là những kí tự để trang trí thôi phải không? Tuy nhiên đó không đơn giản chỉ để trang trí như bạn nghĩ đâu, đó là một thông điệp đấy. Thông điệp này như một lời nhắc nhở bạn về những trải nghiệm trong cuộc sống.
Phong Cách Nội Thất Vintage - Hơi Ấm Của Dòng Thời Gian
Bạn đang cần trang trí lại ngôi nhà hay chỉ là căn phòng ngủ bừa bộn của mình nhưng vẫn chưa có ý tưởng? Bạn nghĩ sao về " khoảnh khắc" và " thời gian", nếu bạn là người hoài cỗ chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua phong cách nội thất vintage được.
Phong Cách Nội Thất Retro - Làn Gió Mới Cho Người Hoài Niệm
Hiện đại, sang trọng hay hoài cỗ là gu của bạn? Bạn là một người sành điệu và thích kết hợp nhiều cái khác nhau thành cái riêng cho mình? Nếu bạn là người này thì chắc chắn bạn sẽ rất phong cách Retro vừa hiện đại vừa có sự hoài cổ trong đó. Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn giữa phong cách Retro và phong cách Vintage nhé! Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 2 thuật ngữ này.