Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Là những "người con" của gọn gàng, ngăn nắp chắc hẳn bạn cũng thích sựu giản đơn nhưng tinh tế. Bạn đã từng nghe đến phong cách nội thất Minimalist chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu nhé vì phong cách nội thất này chắc chắn sẽ là bạn đồng hành cùng ngôi nhà của bạn đấy. Chúng ngăn nắp và thông minh như chính cái tên của mình.
Điều khiến bạn thích ở phong cách này chính là chất riêng của chúng, gọn gàng không có nghĩa là cẩu thả mà là lược bớt. Đi sâu vào hệ nội thất này chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi cái sự thông minh riêng biệt của chúng. Không tự nhiên mà phong cách nội thất này lại trở thành xu hướng của năm nay. Hãy cùng nội thất HomeOffice tìm hiểu về phong cách nội thất này nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
1.Minimalist là gì?
2.Phong cách Minimalist trong nội thất
3.Những nguyên tắc cơ bản của Minimalist trong nội thất
3.1 Less is more
3.2 Đặc trưng nhận diện
3.3 Nội thất ánh sáng
3.4 Phong cách sống
4.Xu hướng trang trí, thiết kế nhà đẹp phong cách tối giản Minimalist mới nhất
4.1.Phòng khách đẹp tối giản vẫn cuốn hút
4.2.Phòng ngủ phong cách tối giản
4.3.Nhà bếp, phòng ăn tối giản ấn tượng
4.4.Nhà tắm phong cách tối giản sáng tạo
Minimalist, hay còn được biết tới là chủ nghĩa tối giản, nó đã sớm xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng cho đến khi nhà kiến trúc Mies van de Rohe - một trong những nhà kiến trúc huyền thoại của thế giới lên tiếng thì chủ nghĩa tối giản này được nâng lên một tầm cao mới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc nói chung cũng như trong phong cách nội thất nói riêng. Ông có một câu nói rất nổi tiếng “Less is more” ngụ ý rằng trong tư duy và thiết kế, giản lược về mọi thứ là một việc làm đúng đắn.
Nhà kiến trúc Mies Van de Rohe
Phong cách nội thất Minimalist được hiểu là tối giản - có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Nghĩa là sử dụng những đường nét đơn giản, thật ít chi tiết, giảm thiểu đồ nội thất, mọi chi tiết đều có lý trong vị trí của mình. Ngày nay phong cách này thật sự đang thịnh hành vì vẻ hiện đại và thông minh của nó.
Những công trình của nhà kiến trúc Mies Van de Rohe người Đức đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này với những quan điểm mới về việc tổ chức không gian kiến trúc, kết cấu và vật liệu mới là thép và kính. Kiến trúc của ông là những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự đó là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.
Ở phương Đông, nước Nhật Bản là bậc thầy của phong cách tối giản. Phong cách này thể hiện rõ trong những thiết kế nội thất thông minh của họ, từ những công trình truyền thống đến hiện đại. Những công trình của Tadao Ando - một trong những kiến trúc sư người Nhật thành công và ghi đậm dấu ấn với phong cách này đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.
“Ít là nhiều” tức là giống như cái tên của nó “tối giản” chú trọng và chủ động trong việc giản thiểu đến mức có thể việc trang trí không gian nội thất. Đi ngược lại với những quy tắc hay tiêu chuẩn của trang trí nội thất trong truyền thống. Chúng không làm cho không gian sống của bạn thêm sống động hay trang trí phức tạp, thừa thãi mà ngược lại là một không gian trống hoàn hảo và thông minh.
Chịu ảnh hưởng từ quan niệm cũng như phong cách thiết kế của người Nhật Bản cộng hưởng với triết lý “Less is more” việc trang trí nội thất Minimalist hướng đến những đường nét cũng như kết cấu ẩn giấu bên dưới. Kết hợp những mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng này chính là yếu tố quan trọng làm nên phong cách nội thất tối giản.
Hạn chế sử dụng màu sắc trong thiết kế là đặc trưng nhận diện của phong cách nội thất tối giản. Thông thường màu tường không quá 3 màu, chúng chỉ bao gồm 1 màu nền, 1 màu chủ đạo và 1 màu nhấn mạnh. Vì phong cách tối giản nên người ta chọn màu trung tính để làm màu tường, tập trung sự chú ý của người nhìn vào những điểm quan trọng.
Màu trung tính tạo một sự tương phản mạnh mẽ giữa các thành phần trang trí tạo nên sự kết nối mạch lạc trong không gian. Tường trắng được sử dụng phổ biến trong phong cách nội thất MInimalist như một phông nền đơn giản để tôn giá trị của các đồ vật xung quanh lên, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian thoáng đãng và rộng rãi hơn.
Dùng ánh sáng làm nội thất, do việc hạn chế dùng màu sắc trong nội thất nên ánh sáng được xem là một thành phần không thể thiếu trong phong cách nội thất tối giản. Việc sử dụng ánh sáng nhất là ánh sáng tự nhiên vừa mang lại hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ lại vừa nhấn mạnh những khu vực quan trọng.
Việc tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác. Ánh sáng lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, xuyên qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng trước.
Để nhấn mạnh được hình dạng và cấu trúc của các thành phần quan trọng trong thiết kế nội thất người ta cẩn thận chọn lọc nguồn ánh sáng nhân tạo để không phá đi cấu trúc của phong cách này.
Trường phái Minimalist style phù hợp không gian làm việc thường được yêu cầu sắp xếp và bố trí gọn gàng, đồng thời nâng cao và đáp ứng công năng sử dụng một cách tốt nhất. Và mặc dù một số văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo là nguồn chiếu sáng chính nhưng càng về sau xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên ngày càng phổ biến. Phong cách nội thất tối giản cực kỳ dễ dàng bố trí trong nội thất nhất là không gian làm việc.
Những căn phòng có giá thành rẻ, đẹp như nhà phố, nhà ống, nhà chung cư tối giản,...được nhiều gia đình hướng tới và lựa chọn làm tổ ấm cho chính mình. Trong đó không gian phòng khách luôn được thiết kế một cách tối giản, không cần có quá nhiều đồ trang trí nhưng vẫn thể hiện được công năng sự thu hút. Điều đó chỉ tóm gọn lại ở việc chọn những chiếc ghế sofa hay kệ tivi có nhiều chức năng và được thiết kế vừa đủ là được.
Dù là phòng khách có đẹp hay ấn tượng đến mấy cũng không thể thiếu sự xuất hiện của ánh sáng được. Khi đã chọn phòng khách theo phong cách nội thất MInimalist thì phải chú ý giảm bớt ánh sáng đèn nhân tạo, những chùm đèn có họa tiết cầu kỳ, rườm rà, thay vào đó ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên để mang lại một căn phòng ấm áp nhất.
Nội thất phòng khách theo phong cách tối giản sẽ đẹp nhất khi lựa chọn các món đồ mang tính tương đồng ở gần nhau, kiểu dáng màu sắc hay cách sử dụng tương tự nhau đặt sát nhau trong cùng một khu vực, thực sự sẽ tạo nên sự đột phá trong thiết kế đó nhé.
Màu sắc nên chú ý chọn không quá 3 màu. thường người ta sẽ dùng màu đen và trắng để tạo nét sang trọng cho căn phòng. Bạn có thể chọn theo màu yêu thích nhưng hãy chú ý sắc độ đậm nhạt để hài hòa.
Khi phong cách nội thất Minimalist đã trở thành xu hướng thì mọi người đều muốn sở hữu chúng. Và phòng ngủ cũng là nơi cần sự gọn gàng, thông minh để bạn thoải mái ngã lưng sau những giờ làm việc mệt nhoài. Chọn cho mình một không gian thiết kế tinh tế, tỉ mỉ qua từng chi tiết từ mảng tường, nội thất, sàn cho tới cách ứng dụng màu sắc nhẹ nhàng là điều đúng đắn. Không gian này sẽ mang tới cho bạn sự thú vị, cảm giác bình yên và ấm cúng.
Đi theo con đường tối giản và không gian ấm áp bạn hãy chọn những gam màu thiên nhiên để tạo điểm nhấn. Bên cạnh đó những màu sắc nhẹ nhàng luôn là thiên sứ đem lại không gian yên tĩnh, cùng với những đồ nội thất có chất liệu từ gỗ sẽ khiến bạn không muốn rời khỏi phòng vào những ngày nghỉ đâu.
Đừng quên chiếc giường êm ái cùng những chiếc gối ôm và tấm chăn bông mềm mại nhé. Nếu bạn là người yêu sách hãy mạnh dạn chọn cho mình một chiếc đèn ngủ, đọc cuốn sách gối đầu vào mỗi tối trước khi ngủ.
Bạn là một người mê nấu nướng thì chắc chắn phong cách nội thất Minimalist sẽ thích hợp với bạn bởi sự gọn gàng và ngăn nắp của chúng. Chọn những chiếc tủ bếp tích hợp những ngăn đựng và mặt bàn rộng cho cả gia đình vừa ấn tượng vừa ngăn nắp lại tiện nghi.
Trong phòng bếp người ta chọn những chiếc tủ bếp có thiết kế vuông thành sắc cạnh, bề mặt phẳng và thường không có tay nắm. Để giữ vẻ đơn giản tuyệt đối cho phòng bếp bạn nên đặt các thiết bị như lò nướng, lò vi sóng,… âm tường, và cũng nên hạn chế đặt các phụ kiện như giá treo,… trên bàn bếp, thay vào đó hãy giấu chúng trong ngăn kéo tủ bếp.
Tạo nên không gian có công năng tối đa chính là chìa khóa thành công của phong cách nội thất tối giản. Chính vì thế mà bất cứ không gian nào trong nhà theo phong cách này cũng phải ngăn nắp và rộng rãi. Những món đồ nội thất phục vụ cho việc trang trí phòng tắm cũng phải có sự kết hợp hoàn hảo với nhau để mang tới một không gian khiến nhiều người ngây ngất nhé!
Những căn phòng tắm phong cách Minimalist có sự tối giản tinh tế được toát lên từ mọi thứ trong căn phòng. Ánh sáng di chuyển tự do thông qua một cửa sổ lớn, căn phòng dường như sẽ nhẹ nhàng thanh thoát, sạch sẽ, khô ráo và trông rộng hơn rất nhiều. Hay đơn giản bằng những vách kính lớn và một chiều cao thông thủy thật mạnh mẽ sẽ đem lại hiệu quả đáng chú ý về cảm giác không gian.
LỜI KẾT
Phong cách nội thất tối giản hay còn gọi là phong cách Minimalist. Đây là kiểu phong cách nội thất cho những không gian cần nhiều sự ngăn nắp như phòng làm việc, không chỉ dừng lại đó mà nó còn được đưa vào nhà ở bởi những gia chủ mê muội cái gọn gàng, thông minh mà phong cách này mang lại. Nếu đã chán với những không gian nội thất rực rỡ thì hãy chuyển hướng qua Minimalism nhé, đảm bảo bạn sẽ không thất vọng với phong cách này đâu.